Được thiết kế trên diện tích 5,3ha, bãi rác Đá Mài - Tân Cương là một thung lũng có ba mặt là núi, mặt còn lại phải đắp một con đập lớn. Toàn bộ diện tích trên bề mặt được đắp lớp đất sét dày 30 cm, đầm chặt K90. Khó khăn là ở chỗ độ dốc mái ta-luy lớn nhất đến 47%, không có máy lu nào có thể làm việc được với độ dốc này, việc đầm phải thực hiện bằng thủ công đồng nghĩa với việc phải huy động một lực lượng nhân công lớn; địa chất khu vực này có đá cứng (bà con xưa nay vẫn lấy làm đá mài, có lẽ vì vậy mà thành tên), muốn thi công bể thu nước hay rãnh đỉnh phải phá nổ bằng mìn...
Khởi công từ ngày 7 tháng 4 năm 2010, sau 6 tháng tập trung một lực lượng lớn cán bộ kỹ thuật, máy móc thiết bị, vật tư ... dưới sự chỉ huy trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật Nguyễn Đức Tiến, công trình đã hoàn thành các hạng mục đào đắp để thành hình một bãi rác từ mênh mông những cây rừng, khe núi.
Hàn tấm HDPE bằng máy hàn nhiệt
Kênh bê tông và ống thu trung tâm
Chuyển sang giai đoạn hoàn thiện, toàn bộ mái đập, mái ta-luy phải được phủ một lớp nhựa cường độ cao (HDPE), dùng máy hàn nhiệt dán kín tất cả các mối ghép để đảm bảo nước rác không thể thẩm thấu ra ngoài. Nước rác chảy qua lớp đá 4x6, xuống kênh bê tông và hệ thống ống trung tâm dẫn về bể thu, từ đó được máy bơm lên hệ thống bể xử lý.
Công việc sử dụng nhiều nhân lực nhất là đóng đất vào 240.000 chiếc bao tải rồi xếp chồng bên ngoài để bảo vệ lớp nhựa HDPE. Bộ đội của 4 tiểu đoàn thuộc Bộ tư lệnh quân khu I đã được huy động để thực hiện công việc này, chỉ tính riêng công việc may miệng bao sau khi đóng đất, đã có 40 chiếc máy khâu bao được trang bị.
Với sự nỗ lực vượt bậc, bãi rác Đá Mài- Tân Cương đã hoàn thành ngày 30 tháng 12 năm 2010 đúng tiến độ yêu cầu, công trình được nghiệm thu, đưa vào sử dụng ngay. Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hoàng Hải được chủ đầu tư đánh giá rất cao với việc đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về chất lượng và tiến độ.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn